Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

PHÂN TÍCH LUẬT CHƠI CỦA GAME

A/ VẤN ĐỀ:

Bạn là người vừa đặt chân vào lĩnh vực thiết kế game bạn muốn phân tích các game hay nổi tiếng để học tập. Nhưng mỗi game mỗi khác làm sao để có một phương pháp chung để phân tích tất cả các game?

Bạn đang làm game. Bạn nghĩ ra luật chơi thật hay. Sau đó bạn khoe với bạn bè và được tán thưởng rất nhiều. Sau đó 1 thời gian, 1 tuần hoặc 2 tuần, không ai nhắc đến nó nữa. Hỏi bạn bè thì tụi nó nói "Tao chơi xong rồi". Buồn bả, chán nản bạn về căn phòng thân quen mở game mình làm lên chơi. Sau khi chơi một hồi thì mới đồng tình. Ờ game mình lạ thiệt nhưng mà nó chỉ có thế thôi.... Sao bây giờ ? Làm gì tiếp bây giờ ?

Cả 2 trường hợp trên đều cần một cách nhìn để thấy cấu trúc của game rõ ràng hơn để từ đó hiểu hơn về game và kiếm ra hướng phát triển cho game.

B/ PHÂN TÍCH LUẬT CHƠI CỦA CỜ VUA:

Hình 1: bàn cờ vua

Luật cờ vua

Mình phân tích luật đơn giản nhất không có nhập thành hay stale mate. 
  • Bàn chơi là một lưới 8x8 có ô trắng và đen xen kẽ nhau
  • Mỗi người chơi có 8 quân tốt, 2 quân xe, 2 quân mã, 2 quân tượng, 1 quân hậu và 1 quân vua
  • Người chơi trắng đi trước
  • Quân Tốt: được đi thẳng đến trước 1 ô trong tất cả trường hợp nhưng có thể đi được 2 ô ở bước đi đầu tiên. Quân tốt có thể ăn quân địch nằm chéo. Khi quân tốt lên được phía tận cùng bên kia bàn cờ người chơi có thể phong tốt thành một trong các quân sau: Xe, Mã, Tượng, Hậu.
  • Quân Xe: được đi thẳng hoặc ngang số ô tùy ý. Có thể ăn quân đối phương bằng cách di chuyển đến vị trí đó.
  • Quân Mã: Đi theo hình chữ L, 2 ô ngang 1 ô dọc hoặc 2 ô dọc một ô ngang. Có thể ăn quân đối phương bằng cách di chuyển đến vị trí đó.
  • Quân Tượng: Đi theo đường chéo số ô tùy ý, có thể ăn quân đối phương bằng cách di chuyển đến vị trí của quân cờ đó.
  • Quân Hậu: Đi theo đường thẳng và chéo số ô tùy ý, có thể ăn quân đối phương bằng cách di chuyển đến vị trí của quân cờ đó.
  • Quân Vua: Di chuyển thẳng hay chéo 1 ô. Ăn quân đối phương bằng cách di chuyển đến vị trí của quân cờ đó. 
  • Nếu quân vua bị ăn người chơi sẽ bị thua.
Ngoài ra còn giải cờ vua quốc tế trong đó các đại diện của các quốc gia thi đấu với nhau để chọn ra nhà vô địch trong mỗi thể loại. Trong giải đấu còn có các phân môn sau.
Cờ nhanh: Thời gian suy nghĩ là 3-15 phút cho tất cả các nước đi. Người nào hết giờ trước hoặc bị ăn vua sẽ thua.
Cờ chớp: Giống cờ nhanh nhưng thời gian cho tất cả các nước đi là dưới 3 phút.

Luật chơi khá dài khiến ta khó thể nhìn thấy được sự quan hệ giữa các luật chơi này với nhau. Phải có cách nào đó tách ra được thành một phiên bản đơn giản hơn để tiện việc quan sát và phân tích. Cách đơn giản nhất là chia để trị.

Chia nhóm cho luật cờ vua

1. Nhóm các quân cờ (game piece hay là piece): gồm luật chơi của từng quân cờ như tốt, xe, mã....
2. Nhóm luật chơi tổng quát (Common Rules): Gồm những luật luôn đúng và không đề cập một cách cụ thể để quân cờ. Trong trường hợp của cờ vua
  • Bàn cờ 8x8 gồm các ô đen và trắng
  • Người chơi sở hữu quân cờ trắng hoặc đen. Quân trắng được đi trước.
  • Các quân cờ có thể di chuyển và ăn quân đối phương
  • Người chơi bị thua khi bị ăn mất quân vua
Trong common rules này có thể thấy nổi lên 3 nhóm luật chính
  • Map: 1 màn chơi được cấu tạo như thế nào? Grid hay bản đồ
  • Move:Tương tác như thế nào với trò chơi
  • Goal:Mục tiêu của trò chơi
3. Nhóm các luật thêm vào (external rules): Các luật này chỉ đúng trong một số giải đấu, địa phương nhất định
  • Luật cờ nhanh
  • Luật cờ chớp
4. Nhóm các luật tạm thời (events): Các luật chỉ xuất hiện trong một quãng thời gian nhất định
  • Ví dụ có một mùa giải người chơi không được phong hậu cho tốt. Chỉ có thể phong tốt lên xe, mã, tượng.
5. Nhóm các luật của giải đấu lớn (Meta game rules)
  • Ví dụ cách đấu vòng tròn thắng được 3 điểm hòa được 2 điểm thua được 1 điểm. Top 10 được lọt vào vòng sau.

C/ MÔ HÌNH HÓA LUẬT CHƠI ?

Hình 2: Mô hình Game Rules
Giải thích:
Core gameplay rule: Là những luật khởi điểm luôn đúng không bị ảnh hưởng bởi sự kiện hay mùa giải (tuy nhiên cũng có ngoại lệ)
Piece rules: Luật chơi liên quan đến "quân cờ" trong game. Ở game nhập vai có thể là nhân vật chính. Ở game bắn súng là vũ khí và nhân vật.
Piece rules luôn theo sát common rules không gây mâu thuẫn với common rule.
Dấu mũi tên trắng nghĩa là dựa vào đó mà quyết định.
Piece set rules: Luật của tập hợp các quân cờ. Ví dụ chơi tiến lên mà có 4 con heo (1 tập hợp, 1 bộ) sẽ thắng trắng
Giống piece set nhưng cho 1 bộ các quân cờ.
External Rules (Events): Thường thấy ở game online. Các sự kiện, secret dungeon xuất hiện với các luật lạ.
Dấu mũi tên xanh là luật này tác động đến core gameplay. Có thể theo chiều hướng mở rộng gameplay hoặc thu hẹp gameplay.
External Rules: Giống Events nhưng không liên quan đến thời gian. Có thể là một vùng đất đặc biệt trong game mà người chơi không thể sử dụng phép thuật.
Meta game rules: Dựa vào kết quả của core game mà tạo ra một trò chơi mới, dài hơi hơn.

D/ BIẾT CÁI MÔ HÌNH NÀY ĐỂ CHI VẬY ?

1. Phân tích game:

Dựa vào mô hinh trên để phân rã cách luật chơi thành thành phần nhỏ hơn từ đó nhiên cứu tác động của từng phần vào toàn game.

2.Phát triển tính năng

Bạn đang làm game. Bạn nghĩ ra luật chơi thật hay. Sau đó bạn khoe với bạn bè và được tán thưởng rất nhiều. Sau đó 1 thời gian, 1 tuần hoặc 2 tuần, không ai nhắc đến nó nữa. Hỏi bạn bè thì tụi nó nói "Tạo chơi xong rồi". 
Buồn bà, chán nản bạn về căn phòng thân quen mở game mình làm lên chơi. Chơi hồi thì mới đồng tình. Ờ game mình là thiệt nhưng mà nó chỉ có thế thôi.... Sao bây giờ ? Làm gì tiếp bây giờ ?

Hãy giở mô hình kia ra và ...
  1.  Phân rã game thành các thành phần khác nhau
  2. Tách common rules sao cho thật đơn giản nhất mà vẫn hoạt động được.
  3. Thử thay đổi 1 quân cờ ví dụ cách đi chuyển, cách ăn quân, máu, vị trí đặc biệt,....
  4. Kiểm tra lại tính hợp lý của nó với toàn hệ thống game.

Vấn đề chung của đa số indie game là luật chơi rất hẹp. Đơn giản nhất là chỉ có 1 loại quân cờ chẳng hạn. Khi người chơi nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng chán. Thay đổi luật chơi cho 1 quân cờ hay 1 bộ quân cờ là cách rất đơn giản để làm game thú vị hơn.

E/ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP:
1. Cờ vây chỉ có một loại quân cờ, tại sao chơi hoài không chán? Mắc mớ gì phải nhiều loại quân cờ, nhiều loại bộ quân cờ mới hay?
Trường hợp cờ vây là một trường hợp đặc biệt tinh tế. Tuy chỉ có một loại quân cờ như khi đứng cạnh nhau và kết hợp với luật chơi thì nó có tác dụng kiếm soát vùng khác nhau. Nói cách khác là 1 "chiến thuật" của cờ vây gồm tập hợp những quân cờ đi theo các bước khác nhau. Ta có thể coi chiến thuật đó là "1 loại quân cờ". Thế nên, cờ vây cũng có rất nhiều loại "quân cờ". Cách thiết kế này quá tính tế. Hiện tại mình cũng không có hướng nào tạo ra một luật chơi giống vậy. Thế nên mình xài cách thay đổi "loại quân cờ" dễ brainstorm hơn. 
2. Mỗi lần thêm 1 quân cờ cũng phải xét lại tất cả mối quan hệ của hệ thống, cũng rất cực đâu phải dễ ?
Chính xác, làm gì có gì dễ đâu :)). Đó là một hướng đi thôi. "Dễ" ở đây mình nói là dễ brainstorm ý tưởng mới không bị bế tắc. Chứ khi làm thành 1 chức năng hoàn thiện vẫn còn rất nhiều việc để làm.
3. Game không có quân cờ rồi sao làm?
Quân cờ là cách mà bạn tương tác vào game. Nghĩ thoáng xíu sẽ tìm ra quân cờ.
4. Nói thêm về piece set, chưa thấy nó có tác dụng rõ rệt lắm?
Ví dụ thêm:
Ví dụ Pay table (kiểu như cơ cấu giải thưởng của slot machine:
Hình 2 Paytable của một game slot machine
Mỗi 1 cách tính điểm là 1 bộ, bộ đó không nhất thiết phải giống nhau hay có đặc điểm gì chung. Chỉ cần người ta qui định đó là 1 bộ thì nó là một bộ :)).
Ví dụ khác: Chơi tiến lên ai có 4 con heo thì ăn trắng. 4 con heo là 1 bộ. 6 đôi ăn trắng thì 6 đôi cũng là 1 bộ.
5. Tui thấy thiếu nhiều phần lắm ví dụ như....
Cám ơn bạn góp ý, mình sẽ bổ xung ngay vào bài viết này. Các bạn cứ tự nhiên cho ý kiến nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét